Xu thế chọn mẫu gà tre nuôi kiểng

Đa phần giới chơi gà kiểng lại chọn lựa con gà tre Việt để làm kiểng vì sự đa dạng, phong phú về sắc màu kiểu hình, tính đột biến của thế hệ con cháu… của nó. Nhưng có lẽ trong tận cùng sâu thẳm chính là tự hào dân tộc đã làm nên!
ga2122_1.jpg
Vì sự đa dạng, phong phú và ẩn chứa nhiều điều bất ngờ đó nên người choi ngày càng đam mê, thực hiện chọn giống, cải tiến phương thức nuôi để con gà kiểng này trở nên đẹp hơn. Theo xu thế:

Dáng đứng: thẳng, cổ vươn cao, ngưc hơi ưỡn về phía trước tạo nên sự uy nghi, đường bệ.

Tướng đi: lúc khoan thai, lúc dồn dập nhịp nhàng như những bước chân tuấn mã (chúm, thả) thể hiện sự oai phong, hùng dũng nhưng lại không kém phần quyến rũ do sự xúng xính của bộ lông tạo nên ( bờm-mã- đuôi). Tạo cho ta sự liên tưởng chúng với những con chiến nhã với khăng choàng lộng lẫy đang diễu hành trong lễ duyệt binh.

Túc mái: rõ ràng, liên tục.

Tiếng gáy: thanh trong biểu thị sự sung mãn của các chú gà trong ngày hội thi cho ta cảm giác như tiếng lục lạc hòa cùng trống nhạc trong lễ duyệt binh.

Sắc màu: của gà tre Việt rất đa dạng, phong phú nhưng giới chơi gà thường ưu tiên chọn tông màu sáng hoặc màu độc ( xám, ô – rất hiếm!) và rất chăm chút bộ lông gà làm sao đạt được độ bóng, mịn nhằm thu hút cảm quan của nhiều người.

Chăm sóc: ngoài việc chăm sóc bộ lông của chúng còn phải chăm sóc về thể lực để gà đạt được độ sung mãn nhất nhằm luôn luôn phô trương cái đẹp ra ngoài; đồng thời phải luyện tập làm sao cho congaf ngày càng thân thiện hơn với mình qua các động tác biểu thị búng dè, tung lê – vỗ cánh gáy, chạy theo sau chờ cho mồi, đậu lên tay – vai chủ vỗ cánh gáy…

Khi đi sâu vào từng bộ phận chi tiết của con gà ta càng thấy được công phu và sự tỉ mẫn của giới chơi gà. Họ tạm chia con gà thành 3 phần là đầu, mình và đuôi để phân tích, đánh giá và chọn lựa.

PHẦN ĐẦU: được giới hạn từ mỏ đến hết cần cổ (giáp với thân mình) với các chi tiết như:

Mỏ: không quá dài hay quá ngắn và phải có màu sắc hợp với bộ lông và màu mắt;

Mắt: phải linh lợi, thể hiện cái thần, cái tinh anh của con gà trống và màu sắc cũng phải hợp cách;

Khuôn mặt: phải thanh tú ( có râu hoặc không râu).

Hộp sọ: phai tương thích với cái mồng đặt trên nó để tạo nên sự gọn chắc và không kém phần mỹ miều nhưng không được gù cao làm mất đi dáng thanh cao của cái đầu;

Mào: (mồng) thì có nhiều loại như trích, dâu, lá, vua,… nhưng phải tự nhiên (không qua tác động của bàn tay con người), tươi thắm và không bị ngả nghiêng làm xấu đi gương mặt. Vì thế, xu thế giới chơi luôn ưu tiên cho cái mồng trích hoẵ mồng dâu (dâu trái ớt, dâu nhỏ, dâu chỉ thiên);

Tích: là phần mọc dưới hầu gà, tùy con gà mà tích hầu này lớn hay nhỏ hoặc không có ( gà mặt râu thì sẽ không có tích hầu);

Dái tai: là phần tích mọc dưới 2 bên lỗ tai con gà, có màu đỏ thắm hoặc màu trắng phấn (tích phấn) trông giống như đôi hoa tai. Cùng với tích hầu nó tạo nên sự duyên dáng cho khuôn mặt con gà nhưng nó phải tự nhiên, tươi thắm và cùng với các bộ phận khác làm cho khuôn mặt trở nên thanh tú, hài hòa. Các bộ phận trên được người nuôi chăm chút, giữ gìn không cho trầy xướt hay bị tì vết.

Cổ: gà thì không quá dài hoặc quá ngắn, hay vươn cao tạo thế thẳng đứng và mang một bộ.

Bờm: dầy, dài, tròn kín khi phùng lên trông giống như bờm của con sư tử đực.

PHẦN MÌNH: là phần giới hạn của cần cổ đến ranh giới đuôi gà. Gồm:
Gà-serama.jpg
Thân mình: với kiểu dáng thon dài là được yêu chuộng nhất với hy vọng chứa đựng một bộ mã lưng thật rộng cũng như tạo nên dáng vẻ thánh thoát của con gà.

Lông thân mình: cũng phải dầy, bóng mượt, ôm sát;

Lông mã: có lẻ là phần lông mà giới chơi gà kiểng rất quan tâm (chỉ sau bộ đuôi) với mong muốn mã phải mọc dài quá gối đến chạm đất, thậm chí qua khỏi mặt đất vài phân cũng được ( dù như thế là bị lỗi) nhằm mục đích che kín khoảng trống thân mình do cánh kè xuống che chân để lại cùng khoảng trống thân mình do cánh kè xuống che chân để lại cùng khoảng trống chữ A do giới hạn của mã lưng và bộ đuôi tạo nên. Bên cạnh đó, mã phải dầy, bóng mượt, buông thẳng và mọc chồm qua phần đuôi để tạo cảm giác xúng xính cùng bộ đuôi lê lếch. Như vậy, bộ mã được phân chia thành 2 phần là mã lưng và mã dìm. Trong đó, phần mã dìm là hết sức quan trọng, với sắc lông pha trộn giữa màu mã lưng và mã đuôi ( trừ gà nhạn, gà ô, gà xám) để vừa tạo nên điểm nhấn giới hạn giữa thân mình và đuôi, đồng thời cũng tạo nên sự liên kết hài hòa giữa phần thân và phần đuôi;

Cánh: gà phải dài và luôn kè che kín chân nhưng không được quét đất;

Chân: ( chỉ xét đến phần ống chân – cẳng chân và bàn chân) là phần bị che khuất nhiều nhất nhưng nó lại là bộ phận tạo nên các hình thái của con gà: uy dũng khi đứng thẳng; thướt tha mềm mại khi di chuyển; quyến rũ khi túc mái, dè mái… Vì vậy, khi kết hợp với các bộ phận khác của cơ thể trong mọi động tác đều cho ta một cảm giác hài hòa và cảm nhận được con gà không quá lùn hay quá cao. Ngoài ra, nàu chân phải hợp cách, không bị dị hình dị tật hay chân lông…

PHẦN ĐUÔI: là sự kỳ vọng lớn nhất của giới chơi gà kiểng, họ luôn mong muốn nó phải dài, dầy kín ( nhiều lớp lông), to, rộng ( đuôi mo) như bó chổi khi nhìn từ trên xuống và cong xuống mặt đất ( phụng vỹ). Cho nên cấu trúc của bộ đuôi phải có 2 lớp là lớp lông bợ và lớp lông phủ bên ngoài ( những con gà có bó đuôi to, kín bao giờ cũng có lớp lông phủ đầy, dài theo 2 cọng lông chúa).
tải xuống (1).jpg
 
Top