Nguyên nhân gà ăn nhiều mà vẫn gầy và phương pháp khắc phục

Gà ăn nhiều nhưng gầy là một vấn đề nghiêm trọng. Đối với kê sư nuôi gà chiến để tham gia đá gà trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến việc phân chạng cân. Nghiêm trọng hơn nữa mà không thể thi đấu. Vậy nguyên nhân gà ăn nhiều mà vẫn gầy là gì? Cách khắc phục ra sao? Chúng tôi sẽ giải thích trong bài viết dưới này.

Nguyên nhân gà ăn nhiều mà vẫn gầy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà gầy dù lượng thức ăn tiêu thụ vẫn đảm bảo bình thường. Cụ thể:

Do tiêu hóa

Tiêu hóa là một trong những nguyên nhân chính khiến gà ăn nhiều nhưng vẫn gầy. Thức ăn được tiêu thụ liên tục nhưng không chuyển hóa thành dinh dưỡng để nuôi cơ thể, dẫn đến tình rạng gầy còm.

Điều quan trọng là thức ăn không được xử lý và chuyển hóa đúng cách vừa gây lãng phí lại ảnh hưởng đến sức khỏe của chiến kê.

Muốn xác định gà có phải rơi vào nguyên nhân này hay không chỉ cần kiểm tra phần bầu diều. Nếu thấy bầu diều to và căng cứng, bóp nhẹ thấy vón cục hay gặp vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, đi phân lỏng,.. thì 90% là do tiêu hóa gây ra.

nguyen-nhan-ga-an-nhieu-ma-van-gay-1.jpg

Nguyên nhân gà ăn nhiều mà vẫn gầy do giun sán

Trong cơ thể gà có rất nhiều loại giun sán ký sinh, do môi trường sống cũng như chế độ dinh dưỡng. Một khi đã nuôi gà đá thì anh em nhất định phải cho tẩy giun sán định kỳ. Điều này rất tốt cho chiến kê.

Việc không tẩy giun sán cũng là nguyên nhân khiến gà ăn nhiều nhưng vẫn gầy, do giun sán hút hết các chất dinh dưỡng trong cơ thể gà. Nếu không có phương pháp xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tuổi thọ của chiến kê.

Muốn xác định gà đá của bạn có phải do giun sán làm cho gầy hay không chỉ cần kiểm tra phân của chúng có lẫn giun hay không là biết liền.

Do chế độ dinh dưỡng

Mặc dù gà ăn nhiều nhưng khẩu phần ăn không đa dạng, không đảm bảo dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến gà ăn nhiều nhưng không mập lên.

Không thể cho gà ăn mãi một loại thức ăn cơ bản, anh em cần phối hợp với nhiều loại để cho chúng có đầy đủ chất. Chẳng hạn như thóc/ lúa, rau xanh, mồi: giun, dế, thịt bò, trứng, cà chua, lươn, trạch, sâu,….

Bên cạnh đó khi nuôi gà cần bổ sung thêm chất điện giải, vitamin C – B – K,… để tăng sức đề kháng cho chúng.

Do gà đang bị ốm

Đôi khi gà bị ốm mà kê sư không biết. Nhất là với những chiến kê trước đó tăng cân ăn khỏe bình thường nhưng sau khi đi trường về thì sụt cân thì anh em nên chú ý, 90% là nó bị thương bên trong cơ thể hoặc bên ngoài nhưng người chăm lại không phát hiện ra.

Cần kiểm tra cơ thể gà một cách kỹ càng. Với những vết thương hở bên ngoài cần sát trùng vệ sinh sạch sẽ. Với vết thương bên trong thì cho sử dụng thuốc để điều trị. Khoảng thời gian này gà có thể không ăn nhiều nhưng phải đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ cho chúng trong ngày.

nguyen-nhan-ga-an-nhieu-ma-van-gay-2.jpg

Khắc phục tình trạng gà ăn nhiều mà vẫn gầy

Tùy vào từng nguyên nhân mà anh em cứ áp dụng phương thức chữa trị phù hợp, hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Chẳng hạn:

- Do tiêu hóa: Cho gà uống thuốc kích hoạt đi ngoài, sau đó giảm lượng thức ăn xuống. Ưu tiên cho dùng thức ăn dễ tiêu hóa. Kết hợp thêm vitamin cũng như chất điện giải để tăng sức đề kháng.

- Do giun sán: Cho gà tẩy giun ngay. Có thể ra tiệm thuốc thú ý để được hướng dẫn cụ thể.

- Do thức ăn: Đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày cho chiến kê.

- Do bị ốm: Tập trung chữa bệnh trước, sau đó mới hỗ trợ tăng cân.

Bên cạnh đó cần đảm bảo môi trường sống và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh được các nguyên nhân gà đá gà cựa dao ăn nhiều mà vẫn gầy. Chúc anh em thành công.

>>> Xem thêm: Gà bị khô chân: Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top