Ngoài giống gà tre Việt Nam - đây là giống gà tre đáng gờm trong giới chơi gà

CHABO – GIỐNG GÀ TRE NHẬT
Gà chabo.jpg
Nguồn gốc và đặc điểm

- Gà tre nhật hay chabo (ải kê) là giống gà có xuất xứ từ Nhật Bản.
- Nhiều tài liệu cho rằng nguồn gốc xa xưa của gà tre Nhật là ở vùng Đông Nam Á, nơi mà người ta vẫn nuôi gà từ bao đời nay. Gà tre xuất hiện trong hội họa Nhật Bản ngay sau thời kỳ đóng cửa với thế giới bên ngoài, khoảng những năm 1635, và nó cũng xuất hiện trong hội họa Hà Lan vào cùng thời điểm. Có lẽ các nhà buôn gia vị người Hà Lan đã mang gà tre vào Nhật từ những cảng biển ở Vùng Đông Nam Á như Hội An ( Việt Nam) hay Java (Indonesia) vốn cũng là thuộc địa của Hà Lan vào thời đó. Từ “chabo” bắt nguồn từ ngôn ngữ Java “ chabol” (hay “cebol”), có nghĩa là “lùn”, áp dụng cho cả người lẫn giống gà chân ngắn này. Gà chabo xuấthiện ở Đức vào đầu thế kỷ 19, sau đó xuất hiện tại Anh vào năm 1860 và được triển lãm rộng rãi từ năm 1910. Câu lạc bộ lai tạo đầu tiên hình thành ở Anh vào năm 1921 và bị gián đoạn một thời gian trong khi Thế Chiến II diễn ra. Nó tái hoạt động vào năm 1961 và phát triển cho đến tận ngày nay.
- Tiêu chuẩn gà tre Nhật với chân ngắn và thân tròn chỉ xuất hiện trong bản Tiêu Chuẩn Gia Cầm Nhật Bản ( Poultry Standard of Japan) vào năm 1941 mặc dù giống gà đã xuất hiện từ thế kỷ thư 16.
Đuôi hướng thẳng lên trên một cách duyên dáng phía sau đầu. Đuôi không được cong như những loài gà thông thường khác mà phải thẳng đứng như lá của cây hoa diên vĩ ( iris).
Chân phải ngắn và không dính lông, vì vậy, khi đứng, chỉ có phần ngón chân đưa ra ngoài, tuy nhiên chân vẫn phải thẳng và cực ngắn. Chân xoãi về phía trước được coi là lỗi bởi vì nó khiến bụng gần chạm đất.
- Cánh lớn với chóp gần chạm đất tạo ra dáng vẻ oai vệ mỗi khi bước đi.
- Thân phải tròn và rộng với phần lưng ( giữa cổ và lông mã) cực ngắn.
Tiêu chuẩn
tải xuống (2).jpg

Gà tre Nhật thực sự có nguồn gốc lâu đời, không tồn tại dòng gà tương tự với kích thước lớn hơn. Tất cả các biến thể đều có chân ngắn. Ngoài dạng lông bình thường còn có dạng lông xù/mịn (frizzle/silkie).
Gà trống
Hình dáng và tính cách: rất nhỏ, thấp, rộng và mập với ngực nở và đuôi dựng thẳng. Hình dáng phù hợp với mồng rất to, tính cách lanh lợi và dáng đi lệt bệt. Lông rất nhiều và dày.
Kiểu: lưng rất ngắn, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có hình chữ U hẹp với hai vách được tạo ra bở cổ và đuôi. Tuy nhiên, hình dạng này hầu như không thể duy trì một khi gà hoàn toàn trưởng thành. Lông mã dày và dài. Thân ngắn, thấp và rộng. Ngực rất đầy đặn, tròn và nhô hẳn ra phía trước. Cánh dài với chóp chấm đất ở ngay điểm cuối của thân. Hông rất ngắn và không lộ rõ. Đuôi rất rộng và hướng thẳng lên trên. Lông đuôi phải cao hơn đầu, khoảng 1/3 tổng chiều dài, xòe đều với các lông phụng chủ thẳng như lưỡi kiếm và kèm theo bởi một số lông tá. Đuôi có thể chạm vào mồng nhưng không được ngả về trước quá nhiều.
Đầu: to và rộng, cử động mạnh mẽ và cong đều, mắt to. Mồng lá, to (càng to càng tốt), dựng thẳng và chia đều với từ 4 đến 5 gai. Viền mồng phải đi đôi với gáy. Mặt nhẵn nhụi, tai cỡ trung bình, đỏ và không lem trắng. Tích thụng và lớn.
Cổ: tương đối ngắn, cong về phía sau và có nhiều lông bờm phủ lên vai.
Chân và móng: cẳng chân cực ngắn, nhẵn nhụi ( không lông), mạnh mẽ và khủy chân sắc góc. Cẳng phải ngắn đến mức hầu như không thể nhìn thấy. Bốn ngón phải thẳng và xòe đều.
Gà mái
Các đặc điểm của gà mái phải theo sát với mô tả ở phần Kiểu của gà trống. Ngực phải tương tự như mô tả của gà trống. Đuôi xòe đều và vươn quá đầu. Lông đuôi phải rộng, cặp lông phụng phải hơi cong như lưỡi kiếm. Mồng lớn, gai mồng phân đều, dựng thẳng mặc dù mồng đổ về một bên không phải là tật.
Di truyền
Gà tre Nhật mang 1 alen chân thấp và 1 alen chân cao. Khi lai tạo, trứng sẽ nhận được mỗi alen từ gà cha lẫn gà mẹ. Nếu trứng nhận được cả hai alen chân thấp từ gà cha mẹ thì sẽ không nở vì hai bào thai chết yểu. Alen chân thấp tiềm tàng yếu tố “ độc hại” mà khi kết hợp với nhau thì nó sẽ bộc phát.
Kết quả lai tạo như sau:
- 25% số trứng sẽ nhận được cả hai alen chân thấp. Trứng sẽ hư, không nở.
- 50% số trứng sẽ nhận được một alen chân thấp và một alen chân cao. Vì đặc điểm chân thấp là gien trội nên toàn bộ số gà này sẽ có kiểu hình chân thấp.
- 25% số trứng sẽ nhận được hai alen chân cao và có kiểu hình chân cao mà các nhà lai tạo không mong muốn. Nếu lai tạo những con gà này với nhau thì sẽ không bao giờ thu được gà tre Nhật chân thấp chính hiệu.
5 (1).jpg
Trên đây là một số đặc điểm về giống gà tre đặc biệt này, mời anh em tham khảo nhé. Chúc anh em thành công.
 
Top