Gà mổ phao câu nhau: Hướng dẫn cách chữa trị và khắc phục

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà đá gà cựa dao mổ phao câu nhau. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng tử vong. Do vị trí mổ nhiễm trùng máu hoặc bị mất máu. Vậy nguyên nhân do đâu khiến gà mổ nhau? Cách chữa trị và khắc phục như thế nào?

Top 5 nguyên nhân gà mổ phao câu nhau

Gà bị stress


Chuyện thật như đùa, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà cắn mổ nhau.
Khi bị stress chúng có dấu hiệu cắn mổ ở phần phao câu và lông đuôi để giải tỏa áp lực. Lý do chúng bị stress thì có thể do thời tiết nắng nóng, ít vận động….

Do nuôi chung quá nhiều

Diện tích nuôi hẹp mà lượng gà lại quá lớn sẽ dấn đến tình trạng chúng cắn mổ nhau. Đây cũng là một phần dẫn đến tình trạng stress ở chiến kê.

Do bản chất, tò mò

ga-mo-phao-cau-nhau-1.jpg


Có thể nhiều bạn không biết nhưng gà là loại vật có tính tò mò và tọc mạch cao. Hoặc có thể nói nó là bản chất của chúng. Chúng thích di chuyển, mổ vào những đồ vật, hiếm khi nào thấy chúng đứng yên một nơi. Không chỉ phao câu mà đôi khi còn cắn mổ mào, mắt của con khác.

Bị rận, mạt

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng khi bị rận, mạt cắn, gà không có tay hay quay đầu lại để mổ vào vị trí bị ngứa, do đó chúng mổ vào gà khác để thỏa mãn.

Thiếu dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho gà đá rất quan trọng, nó quyết định thể chất cũng như thể lực của chiến kê. Hầu như các kê sư đều rất lưu ý đến vấn đề, nhưng không phải ai cũng biết áp dụng khẩu phần ăn cho phù hợp.

Nhiều kê sư chuyên nghiệp cho biết, khi gà thiếu chất xơ, rau xanh, chúng sẽ có hanfhd dộng mổ lông nhau. Mặc dù vấn đề này không có bằng chứng nhất định nhưng lại có căn cứ.

Giải pháp cho tình trạng gà mổ phao câu nhau

Trước tiên phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà mổ phao câu nhau. Từ đó mới áp dụng các biện pháp khắc phục tương tự, cụ thể:

- Đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi nhất định: Riêng với gà con phải đảm bảo chuồng úm ấm áp trong 1 tuần liền để gà không bị nhiễm lạnh. Còn đối với gà chiến từ 6 tháng tuổi trở lên chỉ cần đảm bảo chuồng mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông là được.

- Nuôi tách riêng: Không giống như nuôi gà công nghiệp, nuôi gà đá phải tách chăm riêng thành từng chuồng. Có như vậy mới tránh được tình trạng cắn mổ nhau. Quan trọng nhất là hạn chế được tình trạng lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.

- Tiêm phòng bệnh cho gà: Muốn gà đá khỏe mạnh lớn lên, cần áp dụng chế độ tiêm phòng phù hợp, nhằm tránh tình trạng gà cắn mổ nhau do rệp mạt. Đồng thời vệ sinh chuồng định kỳ, phun khử trùng thường xuyên, rửa máng ăn máng uống theo tuần, tắm rửa cho gà mỗi ngày (vào mùa hè).

ga-mo-phao-cau-nhau-2.jpg

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Mỗi kê sư nuôi gà sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng để nuôi gà đá. Có người cho ăn cám, có người cho ăn thóc/ lúa. Và dù cho ăn gì đi chăng nữa thì đừng quên bổ sung chất xơ, rau xanh, vitamin, khoáng chất, chất điện giải và mồi: thịt bò, lươn, trạch, trứng, sâu, giun, dế,… để chiến kê tăng pin, tăng bo, khỏe mạnh.

Gà mổ phao câu nhau là một hiện tượng thường gặp nhưng không hề bình thường. Cần khắc phục nhanh chóng để không gây ra những hậu quả đáng tiếc. Hy vọng các kê sư đá gà trực tiếp đã có thêm thông tin hữu ích!

>>> Xem thêm: Đá gà trực tiếp hôm nay cựa dao với bài thuốc điều trị bằng tỏi
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top