Bạn đã biết cách ủ lúa mầm cho gà đá ăn đầy bổ dưỡng này chưa?

Bên cạnh các loại thức ăn như lúa, cám, rau củ, thịt,... lúa mầm cũng được liệt kê vào top danh sách thức ăn bổ dưỡng dành cho gà. Vì vậy, cách ủ lúa mầm cho gà đá ăn sao cho đúng và nhiều dưỡng chất nhất luôn được người chơi gà tìm hiểu và học hỏi.

Tại sao lúa mầm được sử dụng nhiều cho gà đá?

Đối với gà đá, người ta thường có nhiều yêu cầu khắc khe về thể lực, sức mạnh và kỹ năng. Do đó, chế độ chăm sóc của loại gà này cũng đặc biệt hơn hẳn, bằng việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp săn chắc cơ xương. Trong đó, lúa mầm là môt cái tên goi được nhắc đến hàng đầu.

Sở dĩ được nhiều người nuôi gà lựa chọn là vì hàm lượng dinh dưỡng chứa trong lúa mầm cao gấp nhiều lần so với lúa. Bởi đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa hạt và mầm, nên chất dinh dưỡng được tích tụ rất nhiều và dễ hấp thụ hơn hẳn. Chính vì vậy, nếu tận dụng nguồn thức ăn để cung cấp cho gà sẽ mang lại kết quả tuyệt vời.

u-lua-mam-cho-ga-da-1.jpg

Bạn nên ủ lúa mầm cho gà đá ăn ở giai đoạn nào?

Tuy lúa mầm là nguồn thức ăn dinh dưỡng nhưng không phải giai đoạn nào cũng có thể sử dụng được. Người nuôi gà ăn thường cho ăn lúa mầm khi gà đã được nuôi tập chung và cho ăn liên tục đến lúc gà có thể bắt đầu đá. Thông thường, khi gà đạt 4 tháng tuổi đã có thể cho ăn lúa mầm.

Bởi giai đoạn này, gà đá rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng để tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm rau củ, cá, thịt bò,... để tăng cường sự phát triển của xướng khớp, cơ bắp.

u-lua-mam-cho-ga-da-3.jpeg

Hướng dẫn cách ủ lúa mầm cho gà đá ăn hiệu quả nhất

Để gà có thể nạp được dinh dưỡng nhất có thể từ lúa mầm, bạn hãy tuân thủ đúng quy trình ủ lúa mầm sau đây.

  • Bước 1: Chọn mua lúa, thóc. Bạn nên chọn những hạt thóc mới nhất, được thu hoạch từ vụ gần nhất. Bạn hãy tránh chọn những hạt thóc cũ bởi chúng dễ bị ẩm mốc, hư hỏng và không còn nhiều dưỡng chất. Lúa để ủ mầm nên chọn loại lúa đầy đặn, chắc hẳn, cỡ đều để thu hoạch được những mẻ lúa mầm bổ dưỡng nhất cho gà đá.
  • Bước 2: Sàng lọc lúa, thóc. Bạn hãy dành một thời gian để loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn, các vật thể lạ,... chứa trong những mẻ thóc mới mua. Cách này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả lên mầm tốt hơn.
  • Bước 3: Tiến hành ngâm thóc, lúa với nước sạch để kích thích nảy mầm. Thời gian ngâm lúa hiệu quả khoảng 24 giờ. Tuy nhiên, thời gian ngâm này sẽ ngắn lại vào những ngày mùa hè nắng nóng và dài ra vào mùa đông. Do thời tiết mùa này lạnh nên hạt sẽ khó nảy mầm. Bên cạnh đó, việc ngâm lúa còn có tác dụng giảm bớt những bụi bẩn, tạp chất, hóa chất,... bám trên hạt.
  • Bước 4: Ủ lúa mầm cho gà đá. Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị dụng cụ là một chiếc thùng nhựa hoặc composite có đục nhiều lỗ bên dưới đáy để thoát nước. Tiếp theo, lúa sau khi ngâm được rửa sạch và cho vào thùng khoảng ⅔ thùng. Bạn hãy phủ thêm một lớp vải bên trên để giữ ẩm rồi đậy nắp kín lại. Nếu ủ lúa mầm vào những ngày trời lạnh, bạn nên phủ thêm nhiều lớp vải, đậy nắp kín và đặt ngoài trời để tăng nhiệt độ, giúp hạt nảy mầm tốt nhất.
u-lua-mam-cho-ga-da-2.jpg

Những lưu ý quan trọng trong quá trình ủ lúa mầm cho gà đá

Khi ủ lúa mầm cho gà đá gà cựa dao , bạn hãy kiểm tra lúa thường xuyên 1 - 2 lần/ngày bằng cách trộn đều lúa lên. Điều này giúp tránh phần lúa bên dưới bị tích nước khó nảy mầm. Nếu bạn nhận thấy có lớp nhớt nhớt trong lúa thì hãy cho nước vào để rửa và để ráo. Sau đó, bạn hãy tiếp tục ủ lúa như bình thường.

Trên đây chính là cách ủ lúa mầm cho gà đá đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn hãy nhanh tay áp dụng để gà chiến của bạn luôn có được những bữa ăn đầy bổ dưỡng. Đặc biệt, bạn đừng quên theo dõi gacop.net để giao lưu, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nuôi gà đá và đón xem những trận đá gà trực tiếp cực hay.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top