5 bí kiếp vàng trong chọn nuôi gà đá

Kỹ thuật nuôi gà đá khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ để chống chọi được những cú đá đòn giáng của đối thủ là điều không phải là dễ, vì lẽ đó mà bí kíp để nuôi gà quan trọng bậc nhất là điều mà anh em nào cũng mong muốn đạt được.
Kỹ thuật vần gà thuộc vào một trong các bài tập không thể thiếu đối với gà đá. Các bài vần đòn, vần hơi sẽ giúp cho cơ thể gà săn chắc, cơ thể bền bỉ, dẻo dai hơn rất nhiều. Thông thường chế độ vần sẽ bao gồm có 4 kỳ vần đòn và 3 kỳ vần hơi:
DSC01836-854x540.jpg
1. Vần gà
Kỳ đòn 1


Cho vần gà cùng chạng cân, quấn kỹ chân, đánh đòn khoảng 1 hồ thì vỗ đờm và cho gà nghỉ 5 ngày.

Kỳ hơi 1

Quấn chân, bịt mỏ, cho gà quần nhau 3 hồ theo thời gian 20 – 25 – 30. Tiếp đó cho gà thả mỏ 7 – 10 phút rồi vỗ đờm và cho gà nghỉ ngơi 9 ngày

Kỳ đòn 2

Quấn chân cho đánh đòn 2 hồ thì vỗ đờm và cho gà nghỉ 8 ngày

Kỳ hơi 2

Quấn chân, bịt mỏ cho gà quần 4 hồ tương ứng với thời gian 20 – 25 – 30 – 35 phút. Thả mỏ và cho gà nhảy đòn 7 phút thì vỗ đờm. Cho gà nghỉ 12 ngày
Kỳ hơi 3

Cho gà quần nhau 4 hồ trong thời gian 30 – 40 – 50 – 60 + đánh đòn thả mỏ 10 phút. Cho gà vỗ đờm và nghỉ trong 22 ngày.

Kỳ đòn 4

Gà nhảy đòn 6 hồ thì cho đi vỗ đờm + nghỉ 24 ngày.

2. Nuôi gà chọi sau khi đi đá về
Gà sau khi đi đá về thường có nhiều vết thương, bầm tím. Do vậy, sau khi đá gà chọi chiến cần phải được làm sạch các vết thương, bụi bẩn, đất cát và các vết máu trên cơ thể. Ngoài ra, dùng một chiếc lông sạch nhúng qua nước lạnh để lấy sạch đờm và các chất bụi bẩn trong cổ họng gà. Với kỹ thuật nuôi gà đá sau khi đi đá về thì sau khi làm sạch toàn cơ thể gà thì nên cho gà ăn một mồi cơm nóng nhỏ. Kết hợp với dùng rượu nghệ om bóp các vết bầm tím, tránh các vết xước làm cho gà vị xót. Nên cho uống thêm thuốc tiêu kén EN 150 liều lượng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gà.
3. Om bóp gà chọi
Om bóp cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Vừa giúp cho gà có một làn da đỏ đẹp, vừa tránh được các mốc, lác trên da gà. Đồng thời om bóp thường xuyên cũng khiến cho da gà dày lên chịu được các cú đá, đánh đòn từ các chiến kê khác.
4. Chế độ dinh dưỡng
images.jpg

So với gà chọi thường gà chọi dùng để tham gia thi đấu có những quy chuẩn về chế độ dinh dưỡng khắt khe hơn rất nhiều. Yêu cầu cho một bữa ăn của gà chọi đòi hỏi đầy đủ lượng đạm, rau xanh, tinh bột để phục vụ cho quá trình sinh trưởng va tập luyện. Nhưng phải chắc chắn không có các loại cám ăn tổng hợp tham gia vào chế độ dinh dưỡng của gà đá vì sẽ dễ làm gà béo, tích mỡ ảnh hưởng đến sự di chuyển của gà. Một bữa ăn tiêu chuẩn cho gà chọi trong 1 ngày bình thường bao gồm:
  • 25 kg thóc
  • 1 kg rau xanh
  • 1 kg lươn/thịt bò
  • Có thể bổ sung thêm một số loại mồi: giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, chuối xiêm…
  • Cho uống thêm vitamin để tăng cường sức khỏe
5. Tiêm vacxin đúng liều lượng cho gà
news_603.jpg

Nên thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng chuồng trại và sân chơi của gà thường xuyên. Kết hợp với tiêm vacxin theo lịch của gà để phòng tránh các loại bệnh thường gặp trên gà, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết giao mùa.
Trên đây là bí kiếp để nuôi gà đạt được hiệu quả. Chúc anh em thành công.
 
Top